Tình hình kinh tế - xã hội
Xã Cẩm Quý tổ chức đoàn thăm quan nhà máy, vùng sản xuất cây gai xanh của Công ty cổ phần Nông nghiệp An PhướcNgày 29/08/2022 00:00:00 Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các vùng đồi, đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả tại địa phương. Sáng ngày 29 tháng 8 năm 2022 Đảng Ủy, UBND xã Cẩm Quý tổ chức đoàn thăm quan nhà máy, vùng sản xuất cây gai xanh của Công ty cổ phần Nông nghiệp An Phước tại xã Cẩm Tú huyện Cẩm Thủy. Tham gia đoàn có đồng chí Cao Văn Tuyên Bí thư Đảng Ủy; Lưu Bằng Nam Phó bí thư thường trực Đảng Ủy; Trương Đình Phong Phó bí thư chủ tịch UBND xã; các đồng chí UV BCH đảng bộ, bí thư trưởng các thôn, ban giám đốc HTX dịch vụ, cùng 68 hội gia đình nông hộ đã đăng ký trồng gai với UBND xã. Ảnh: Đoàn thăm quan vùng sản xuất cây gai xanh Mô hình cây gai xanh tại huyện Cẩm thủy được thực hiện theo chương trình liên kết sản xuất vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh giữa huyện Cẩm Thủy và Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước để thay thế các cây trồng truyền thống tại địa phương như: sắn, ngô, keo lấy gỗ. Cây gai xanh rất có giá trị kinh tế, vỏ cây dùng sản xuất sợi dệt vải chất lượng cao; lá sử dụng trong chế biến bánh gai; tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ công nghiệp thực phẩm và sử dụng làm thức ăn gia súc; thân cây gai còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, chất đốt và nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Đặc biệt, cây gai xanh dễ chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc 10%, khả năng chịu hạn tốt, có khả năng giữ ẩm, cải tạo lý tính của đất, tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp, tăng độ che phủ, chống xói mòn và bảo vệ đất hiệu quả. Loại cây này ưa khí hậu nóng ẩm, trồng sau 75 ngày là có thể thu hoạch vụ đầu tiên, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại, sau 45 ngày cho thu hoạch vụ thứ 2. Gai xanh trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch trong vòng 10 năm, mỗi năm thu từ 4 5 lứa, thu nhập trên 80 triệu đồng/ha
Ảnh: Đoàn thăm quan tại điểm hộ sản xuất gai Trong buổi làm việc với Công ty cổ phần Nông nghiệp An Phước, đại diện công ty đã trao đổi với đoàn về kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất cây gai xanh, tình hình sản xuất liên kết tiêu thụ cũng như kế hoạch phát triển xây gai xanh của công ty trong thời gian tới và tiềm năng liên kết sản xuất với các địa phương trong cả nước để phát triển vùng nguyên liệu. Cũng tại buổi làm việc đồng chí Trương Đình Phong Chủ tịch UBND bày tỏ quan điểm xã Cẩm Quý trong thời gian tới sẽ xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh trên địa bàn xã trên cơ chế ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty. Mô hình thành công sẽ là cơ sở nhân rộng để phát triển một giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó làm đa dạng hóa đối tượng cây trồng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khai thác có hiệu quả vùng đất cằn, khó phát triển cây nông nghiệp để mang lại thu nhập cao cho người dân.
Đăng lúc: 29/08/2022 00:00:00 (GMT+7)
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao tại các vùng đồi, đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả tại địa phương. Sáng ngày 29 tháng 8 năm 2022 Đảng Ủy, UBND xã Cẩm Quý tổ chức đoàn thăm quan nhà máy, vùng sản xuất cây gai xanh của Công ty cổ phần Nông nghiệp An Phước tại xã Cẩm Tú huyện Cẩm Thủy. Tham gia đoàn có đồng chí Cao Văn Tuyên Bí thư Đảng Ủy; Lưu Bằng Nam Phó bí thư thường trực Đảng Ủy; Trương Đình Phong Phó bí thư chủ tịch UBND xã; các đồng chí UV BCH đảng bộ, bí thư trưởng các thôn, ban giám đốc HTX dịch vụ, cùng 68 hội gia đình nông hộ đã đăng ký trồng gai với UBND xã. Ảnh: Đoàn thăm quan vùng sản xuất cây gai xanh Mô hình cây gai xanh tại huyện Cẩm thủy được thực hiện theo chương trình liên kết sản xuất vùng nguyên liệu trồng cây gai xanh giữa huyện Cẩm Thủy và Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước để thay thế các cây trồng truyền thống tại địa phương như: sắn, ngô, keo lấy gỗ. Cây gai xanh rất có giá trị kinh tế, vỏ cây dùng sản xuất sợi dệt vải chất lượng cao; lá sử dụng trong chế biến bánh gai; tách chiết lấy tinh dầu, sản xuất chất màu tự nhiên phục vụ công nghiệp thực phẩm và sử dụng làm thức ăn gia súc; thân cây gai còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy, chất đốt và nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh
Đặc biệt, cây gai xanh dễ chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc 10%, khả năng chịu hạn tốt, có khả năng giữ ẩm, cải tạo lý tính của đất, tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp, tăng độ che phủ, chống xói mòn và bảo vệ đất hiệu quả. Loại cây này ưa khí hậu nóng ẩm, trồng sau 75 ngày là có thể thu hoạch vụ đầu tiên, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại, sau 45 ngày cho thu hoạch vụ thứ 2. Gai xanh trồng 1 lần nhưng có thể thu hoạch trong vòng 10 năm, mỗi năm thu từ 4 5 lứa, thu nhập trên 80 triệu đồng/ha
Ảnh: Đoàn thăm quan tại điểm hộ sản xuất gai Trong buổi làm việc với Công ty cổ phần Nông nghiệp An Phước, đại diện công ty đã trao đổi với đoàn về kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất cây gai xanh, tình hình sản xuất liên kết tiêu thụ cũng như kế hoạch phát triển xây gai xanh của công ty trong thời gian tới và tiềm năng liên kết sản xuất với các địa phương trong cả nước để phát triển vùng nguyên liệu. Cũng tại buổi làm việc đồng chí Trương Đình Phong Chủ tịch UBND bày tỏ quan điểm xã Cẩm Quý trong thời gian tới sẽ xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây gai xanh trên địa bàn xã trên cơ chế ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty. Mô hình thành công sẽ là cơ sở nhân rộng để phát triển một giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao từ đó làm đa dạng hóa đối tượng cây trồng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khai thác có hiệu quả vùng đất cằn, khó phát triển cây nông nghiệp để mang lại thu nhập cao cho người dân.
Dự báo thời tiết Thanh Hóa
|